RFID là gì? Ứng dụng và nguyên lý hoạt động của RFID

Khái niệm về công nghệ RFID

Công nghệ RFID là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến (viết tắt của từ Radio Frequency Identification). Hoạt động trong dải tần từ 125Khz – 900Mhz.

RFID là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng được gắn vào các vật thể bất kì. Công nghệ này sử dụng một thẻ từ chứa thông tin được lưu trữ bằng điện tử. Thẻ có mạch thu thập năng lượng từ các sóng vô tuyến của các đầu đọc thẻ RFID phát ra khi truy vấn, và dùng năng lượng này để phát sóng mang mã thông tin của thẻ trả về cho đầu đọc. Tầm hoạt động hiệu quả cỡ vài cm.

Những thẻ hoạt động có nguồn điện cục bộ (như pin) thì có thể đọc từ khoảng cách lên đến hàng trăm mét từ đầu đọc RFID. Không giống quét mã vạch, thẻ không cần phải nằm trong tầm nhìn của người đọc. Vì vậy chỉ cần gắn thẻ lên đối tượng cần theo dõi, và sử dụng thiết bị đọc thẻ phù hợp là chúng ta có thể theo dõi đối tượng 1 cách dễ dàng.

Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID. Vì thế RFID là một phương pháp của Tự động Nhận dạng và Thu thập Dữ liệu AIDC (Automatic Identification and Data Capture).

Các loại dải tần số RFID

Trong các dải tần số RFID, có 3 dải tần số chính được sử dụng nhiều nhất là: Tần số thấp, Tần số cao và Tần số cực cao.

Tần số thấp ( LF – Low Frequency )

  • Dải tần số chung: 30 – 300 kHz
  • Dải tần số chính: 125 – 134 kHz
  • Phạm vi đọc: Tiếp xúc ~ 10cm
  • Giá mỗi thẻ trung bình: $ 0,75 – $ 5,00
  • Các ứng dụng: Theo dõi động vật, kiểm soát ra vào. Các ứng dụng bị ảnh hưởng bởi môi trường kim loại và chất lỏng
  • Ưu điểm: Hoạt động tốt gần Chất lỏng & Kim loại.
  • Nhược điểm: Phạm vi đọc rất ngắn, bộ nhớ hạn chế. Tốc độ truyền dữ liệu thấp, chi phí sản xuất cao

Tân số cao ( HF – High Frequency )

  • Dải tần số chính: 13,56 MHz
  • Phạm vi đọc: Gần tiếp xúc – 30cm
  • Giá mỗi thẻ trung bình: $ 0,20 – $ 10,00
  • Ứng dụng: Kiosk DVD, thư viện, Thẻ định danh, các ứng dụng NFC
  • Ưu điểm: sử dụng giao thức NFC, Tùy chọn bộ nhớ lớn hơn
  • Nhược điểm: Phạm vi đọc ngắn, tốc độ truyền dữ liệu thấp

Tần số cực cao ( UHF – Ultra High Frequency )

  • Dải tần số chung: 300 – 3000 MHz
  • Dải tần số chính: 433 MHz, 860 – 960 MHz

Có hai loại RFID trong dải tần số cực cao đó là RFID chủ động và RFID thụ động

RFID chủ động

  • Dải tần số chính: 433 MHz, (Có thể sử dụng 2,45 GHz – thuộc Dải tần số cực cao)
  • Phạm vi đọc: 30 – 100+ Mét
  • Giá mỗi thẻ trung bình: $ 25,00 – $ 50,00
  • Ứng dụng: Theo dõi container, sản xuất ô tô, khai thác , xây dựng, theo dõi tài sản
  • Ưu điểm: Phạm vi đọc rất xa, chi phí thiết bị thấp hơn so với RFID thụ động. Dung lượng bộ nhớ lớn, tốc độ truyền dữ liệu cao
  • Nhược điểm: Giá thành cao, hạn chế vận chuyển (do pin). Tích hợp hệ thống phần mềm phức tạp, bị ảnh hưởng bởi kim loại và chất lỏng

RFID thụ động

  • Dải tần số chính: 860 – 960 MHz
  • Phạm vi đọc: Gần tiếp xúc – 25 mét
  • Giá mỗi thẻ trung bình: $ 0,09 – $ 20,00
  • Ứng dụng: Theo dõi chuỗi cung ứng, sản xuất, dược phẩm, tồn kho.
  • Ưu điểm: Phạm vi đọc xa, giá rẻ. Nhiều loại kích thước và hình dạng thẻ, tốc độ truyền dữ liệu cao
  • Nhược điểm: Chi phí thiết bị cao, dung lượng bộ nhớ vừa phải. Bị ảnh hưởng bởi kim loại và chất lỏng

RFID hoạt động như thế nào?

Đầu đọc thẻ RFID phát ra sóng điện từ ở một tần số cụ thể nào đó và các thẻ RFID trong vùng hoạt động sẽ thu nhận được các sóng được điện từ này và chuyển thành năng lượng. Từ đó phát lại cho thiết bị RFID biết ID của mình. Ngay lúc đó RFID reader biết được tag nào đang hoạt động trong vùng sóng điện từ.

nguyên lý hoạt động của RFID

Ứng dụng công nghệ RFID

Ví dụ về các ứng dụng sử dụng hệ thống RFID là vô tận. Các ứng dụng được mở rộng từ các lĩnh vực như theo dõi hàng tồn kho cho đến quản lý chuỗi cung ứng và có thể trở nên chuyên biệt hơn tùy thuộc vào công ty hay các ngành đặc biệt. Các loại ứng dụng RFID có thể trải dài từ theo dõi tài sản CNTT đến theo dõi dệt may và thậm chí vào các chi tiết cụ thể như theo dõi mặt hàng, sản phẩm cho thuê.

RFID là gì

Các ứng dụng hiện nay đang sử dụng công nghệ mã vạch là những ứng cử viên tốt nhất để nâng cấp lên hệ thống sử dụng RFID hoặc sử dụng cả hai. RFID mang lại nhiều lợi thế hơn so với mã vạch, ví dụ như thẻ RFID có thể chứa được nhiều dữ liệu hơn cho một mặt hàng so với mã vạch. Ngoài ra thì thẻ RFID cũng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố làm ảnh hưởng như bị bôi bẩn hay mờ mực in khiến mã không thể quét được.

Một trong những lợi ích chính của RFID là nó cung cấp cho người dùng thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ một cách nhanh chóng và chính xác. Ví dụ, trong quản lý kho hàng, RFID có thể giúp cho việc quản lý về số lượng hàng hóa trong kho trở nên dễ dàng hơn. RFID cũng có thể giúp cho việc theo dõi hàng hóa trên toàn cầu, giúp cho việc xác định vị trí của một sản phẩm trong quá trình vận chuyển hoặc khi nằm trong kho.

Điều làm nên một ứng dụng RFID tiềm năng là xác định các sản phẩm riêng lẻ nhanh chóng, chính xác. Tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với các hệ thống truyền thống bình thường khác.

Tổng kết, công nghệ RFID là một công nghệ tiên tiến và có rất nhiều lợi ích cho việc quản lý và theo dõi thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, việc sử dụng RFID cũng cần phải cân nhắc một số hạn chế như chi phí cao và phải tích hợp một cách chính xác và hợp lý vào hệ thống hiện tại

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *