RAIN RFID đang thay đổi cách theo dõi tài sản như thế nào

Một trong những nguyên lý cơ bản của IoT là thu thập dữ liệu để tối ưu hóa các quy trình, sản phẩm hoặc dịch vụ. RAIN RFID có một số thuộc tính làm cho nó trở thành một cách lý tưởng để thu thập những dữ liệu đó.

Đầu tiên là chi phí gắn thẻ cho các sản phẩm bây giờ đã thấp hơn. Ngày nay, thẻ RAIN RFID có giá chỉ khoảng vài ngàn đồng. Vì thẻ là thụ động nên nó thu thập năng lượng từ đầu đọc RFID và sử dụng năng lượng đó để hoạt động và phản hồi thông tin. Do đó, nó có thời hạn sử dụng rất dài. Ngoài ra khoảng cách đọc của nó cũng tương đối lớn. Với RAIN RFID, bạn có thể thu thập dữ liệu của thẻ từ khoảng cách lên đến 10m. Điều đó giúp cho RAIN RFID có thể ứng dụng được ở trong nhiều môi trường, ứng dụng khác nhau.

Xem thêm: Tìm hiểu về RAIN RFID

Kết hợp những khả năng này lại dẫn đến một số ứng dụng thú vị mà các doanh nghiệp với nhiều ngành khác nhau đang triển khai RAIN RFID áp dụng. Một số ứng dụng ví dụ như:

  • Quản lý hàng tồn kho
  • Quản lý tài sản
  • Bán lẻ

Sau đây là một vài ví dụ mà các doanh nghiệp đã sử dụng RAIN RFID.

Faurecia – Phụ tùng ô tô

Faurecia là một trong những nhà bán lẻ phụ tùng ô tô hàng đầu ở Châu Âu. Càng ngày càng có nhiều thương hiệu xe sang muốn tùy chọn và thay đổi kết cấu xe của họ, cụ thể là việc khách hàng tự chọn màu sắc hay nội thất cho chiếc xe. Faurecia đã nhận thấy rằng thách thức của họ là phải có một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Họ gặp nhiều vấn đề như hoàn đơn hàng do màu sắc hoặc nhầm lẫn sản phẩm.

Bằng cách sử dụng RAIN RFID để gắn thẻ tất cả các sản phẩm, họ có thể theo dõi chính xác lô hàng và ngăn chặn được sự nhầm lẫn và sai sót khi hàng ra đến cửa kiểm soát. Quá trình tự động hóa giúp cho quy trình xử lý đơn hàng được giảm đi đáng kể.

Haier – Hàng tiêu dùng

Haier là một trong những nhà sản xuất máy giặt hàng đầu trên thế giới, họ chuyên sản xuất cho một số nhãn hàng khác nhau. Họ cũng gặp phải một vấn đề tương tự như Faurecia là hàng tồn kho của họ rất lớn, các mặt hàng cồng kềnh cần vận chuyển đường dài. Điều này làm cho các lô hàng sai trở nên rất tốn kém để xử lý. Họ đã sử dụng RAIN RFID để gắn thẻ toàn bộ hàng tồn kho của họ trên 200 nhà kho khác nhau.

Điều này cho họ biết chính xác những gì họ có trong mỗi nhà kho và vị trí chính xác của những sản phẩm được gắn thẻ RFID đó, vì vậy trước khi họ thực hiện một chuyến hàng, họ có thể xác định vị trí của hàng tồn kho và đảm bảo hàng tồn kho phù hợp và sẽ đến đúng khách hàng. Điều này đã giúp họ giảm thiểu đáng kể việc vận chuyển nhầm lẫn và xử lý sai.

Inditex – Bán lẻ

Vào tháng 6, Inditex, công ty mẹ của Zara, cho biết họ đang đầu tư ba tỷ đô la để tăng tốc và mở rộng quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của mình . Một khía cạnh chính của chuyển đổi kỹ thuật số của họ là RAIN RFID .

Trên toàn bộ danh mục sản phẩm ở các cửa hàng của họ, Inditex đã gắn thẻ tất cả các mặt hàng trong kho của họ để cung cấp khả năng hiển thị xuyên suốt từ khu vực sản xuất đến trung tâm phân phối.

Inditex thực sự tự hào về hiệu quả của chuỗi cung ứng và đảm bảo các cửa hàng của họ có đúng hàng tồn kho vào đúng thời điểm.

Ngoài tính kịp thời, nó còn giúp kiểm kê tại cửa hàng: trước đây, 40 nhân viên phải mất 5 giờ để kiểm kê. Giờ đây, họ chỉ mất một nửa thời gian của 10 nhân viên, điều đó cho phép họ thực hiện công việc đó thường xuyên hơn và giúp họ có cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động của cửa hàng.

Cuối cùng, nó đã giúp Zara tung ra các tính năng mới cho khách hàng của họ . Click & Find, được thực hiện bởi hệ thống RAIN RFID, cho phép thực hiện các đơn đặt hàng trực tuyến từ các cửa hàng và cung cấp cho khách hàng dịch vụ nâng cao. Khi vào bên trong các cửa hàng, khách hàng có thể sử dụng ứng dụng Zara để xác định vị trí sản phẩm mà họ lựa chọn bằng cách sử dụng bản đồ bố cục cửa hàng.

Delta Airlines – Vận tải hàng không

Một ví dụ nữa ở Delta Airlines. Các hãng hàng không Delta sử dụng công nghệ RAIN RFID cho hành lý kí gửi. Kết quả của việc gắn thẻ cho các kiện hành lý, họ có thể giám sát và theo dõi chúng hiệu quả hơn khi chúng được làm thủ tục lên máy bay, qua các điểm trung chuyển trong sân bay, lên máy bay và quay lại các điểm trung chuyển trước khi được giao lại cho khách hàng. Thậm chí, khách hàng có thể tải ứng dụng về và theo dõi trực tiếp hành lý của họ ở trên điện thoại di động.

Mặt khác, bằng cách sử dụng các kiện hành lý được gắn thẻ như một thiết bị theo dõi, Delta Airlines có thể xác định hiệu quả hoạt động của họ và vị trí tắc nghẽn. Giờ đây, họ đã có một ý tưởng tốt hơn về không gian họ cần ở sân bay, cách bố trí các sân bay và cách các hành lý được chuyển đi.

Họ đã có một kinh nghiệm tốt với việc triển khai của mình, họ đã làm việc với Hiệp hội Thương mại Hàng không Quốc tế để đưa nó trở nên phổ biến. IATA đã thông qua một quy định vào năm 2019 yêu cầu 280 hãng hàng không triển khai theo dõi RAIN RFID . Bằng cách áp dụng công nghệ này, IATA dự kiến ​​sẽ giảm 25% số lượng hành lý đã qua xử lý, tiết kiệm ba tỷ đô la trong vòng bảy năm tới.

 

Tham khảo: Impinj

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *