NFC là gì? Giới thiệu về công nghệ NFC

NFC là gì?

NFC là viết tắt của Near-Field Communications, là công nghệ không dây tầm ngắn, hoạt động trong khoảng 2-4cm. NFC cũng là một phần của công nghệ RFID sử dụng sóng Radio tần số 13.56 MHz, theo chuẩn ISO/IEC 18000-3.

Giống với những công nghệ RFID tần số cao khác, NFC sử dụng từ trường – ăng ten ở thiết bị 1 sẽ tạo ra từ trường và cấp năng lượng cho thiết bị 2 có gắn thẻ NFC. Điều này giúp cho thẻ NFC được thiết kế rất đơn giản như nhãn hay miếng dính mà không cần sử dụng pin.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, các thiết bị cần đọc dữ liệu thường cũng có sẵn pin (ví dụ như Smart Phone), nên thiết bị 1 và thiết bị 2 có thể đổi chỗ cho nhau. Các đầu đọc thẻ NFC có thể chuyển chế độ vận hành từ Card Emulation qua Peer-to-Peer hay Reader/Writer.

Các chế độ vận hành của NFC

Trong chế độ Card Emulation, máy điện thoại có chức năng NFC hoạt động giống như một thẻ RFID Passive bình thường. Theo nguyên lý này, công nghệ NFC cho phép điện thoại được sử đụng để thanh toán không dây hoặc để quản lý ra/vào. Đặc biệt hơn, ở chế độ này thì điện thoại không cần cấp năng lượng cho thẻ NFC, không cần hỗ trợ từ hệ điều hành, do đó chúng ta vẫn có thể sử dụng khi điện thoại hết pin.

nfc-la-gi-1

Trong chế độ Reader/Writer, máy điện thoại được dùng như thiết bị đọc thẻ để đọc các thẻ NFC. Các thẻ NFC này có thể chứa rất nhiều dữ liệu như dãy ký tự hay đường link. Cơ chế này có thể được sử dụng để quảng cáo, hoặc dùng giống như một mã QR, mã vạch 2D. Công nghệ này cũng có thể giúp người dùng vào một đường link đặc biệt chứa các thông tin khuyến mãi của nhà sản xuất.

Trong chế độ Peer-to-Peer, hai thiết bị dùng NFC có thể trao đổi dữ liệu. Ví dụ, cơ chế này có thể được sử dụng để kết nối Bluetooth nhanh chóng khi chạm hai thiết bị. Nó cũng có thể được dùng để trao đổi thông tin như hình ảnh, trao đổi thông tin cá nhân.

So sánh NFC với Bluetooth

Vậy NFC so với các công nghệ không dây khác như thế nào? Bạn có thể nghĩ rằng NFC hơi không cần thiết vì Bluetooth đã phổ biến rộng rãi hơn trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, có một số khác biệt kỹ thuật quan trọng giữa hai loại công nghệ này mang lại cho NFC một số lợi ích đáng kể trong một số trường hợp nhất định. Đầu tiên NFC là nó yêu cầu tiêu thụ điện năng ít hơn nhiều so với Bluetooth. Điều này làm cho NFC trở nên hoàn hảo cho các thiết bị thụ động, chẳng hạn như các thẻ để quảng cáo đã đề cập trước đó, vì chúng có thể hoạt động mà không cần nguồn điện chính.

nfc vs bluetooth

Tuy nhiên, việc tiết kiệm điện này có một số nhược điểm lớn. Đáng chú ý nhất là phạm vi truyền ngắn hơn nhiều so với Bluetooth. Trong khi NFC có phạm vi khoảng 2-4cm thì kết nối Bluetooth có thể truyền dữ liệu cách nguồn lên đến 10 mét hoặc hơn. Nhưng NFC có thêm một lợi thế lớn là kết nối nhanh hơn nên vẫn siêu tiện dụng cho một số trường hợp nhất định.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *